Đại Thanh tần phi Thục_Gia_Hoàng_quý_phi

Từ vị Quý nhân

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch đăng cơ, sử gọi [Càn Long Đế]. Cùng ngày, tôn Hi quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, lập Đích Phúc tấn Phú Sát thị làm Hoàng hậu.

Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, chỉ dụ tấn các phi tần khác từ Tiềm để, trong đó Trắc phúc tấn Cao thị làm Quý phi, Trắc phúc tấn Na Lạp thị làm Phi, Cách cách Tô thị cùng Cách cách Hoàng thị đều làm Tần, còn Cách cách Kim thị được chỉ định làm Quý nhân. Dưới Kim thị, Cách cách Hải thị cùng Cách cách Trần thị đều thụ phong Thường tại[4]. Vị trí của Kim thị vào lúc này không tính là quá cao trong hậu cung của Càn Long Đế khi ấy. Sang năm sau (1737), Hoàng tần qua đời, lúc này địa vị của Kim thị chỉ còn sau Tần Tô thị - người hạ sinh ra Hoàng tam tử Vĩnh Chương.

Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 11, Càn Long Đế quyết định gia ân hậu cung, trừ Quý phi Cao thị và Nhàn phi Na Lạp thị thì tất cả các Hậu phi khác đều thăng một cấp, trong đó Kim Quý nhân thành Tần. Khi định huy hiệu, Nội vụ phủ soạn ra 4 huy hiệu lần lượt là 「Lệnh; 令」; 「Uyển; 婉」; 「Gia; 嘉」và 「Túy; 粹」, sau cùng định chọn Gia tần (嘉嫔). Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, chữ "Gia" có Mãn văn là 「Gitulkhan」, có nghĩa là "đáng khen". Ngày 4 tháng 12 (âm lịch) cùng năm đó, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi (任兰枝) làm Chính sứ, Nội Các Học sĩ Ngô Gia Kỳ (吴家骐) làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong[5].

Năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 14 tháng 1 (tức ngày 21 tháng 2 dương lịch), giờ Mão, hạ sinh Hoàng tứ tử Vĩnh Thành, là vị hoàng tử đầu tiên của Càn Long Đế sau khi đăng cơ. Năm thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2, chỉ dụ tấn lên Phi, cùng lúc đó Quý nhân Hải thị, Quý nhân Bách thị cùng Quý nhân Diệp Hách Lặc thị đều lên Tần[6]. Cùng năm tháng 11, lấy Lễ bộ Thượng thư Tam Thái (三泰) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mãn Sắc (满色) làm Phó sứ, hành sắc phong lễ[7]. Năm Càn Long thứ 11 (1746), ngày 15 tháng 10, giờ Ngọ, bà sinh hạ Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền.

Thụ tấn Quý phi

Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 1 tháng 7 (âm lịch), Nhàn Quý phi Na Lạp thị được lập làm Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi, lễ nghi đều như sách lập Hoàng hậu. Do đại lễ long trọng này, Càn Long Đế cũng đại phong hậu cung, dụ tấn Gia phi Kim thị thành Quý phi, tham dự đợt đại phong này còn có Lệnh phi, Thư phi cùng Uyển tần[8].

Năm Càn Long thứ 14 (1749), ngày 8 tháng 4 (âm lịch), lấy Đại học sĩ Sử Di Trực (史贻直) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Vương An Quốc (王安国) làm Phó sứ, hành sắc phong Quý phi đại lễ[9].

Sách văn viết:

Gia Quý phi Kim thị khi sách phong

朕惟赞雅化于椒涂。质推柔顺。协令仪于彤管。德重幽闲。爰考彝章。式颁纶綍。尔嘉妃金氏、祇奉女箴。凛遵内则。恪勤有素。膺褕翟之光华。婉顺靡愆。叶珩璜之矩度。兹仰承皇太后慈谕、以册宝封尔为贵妃。尔其常怀敬慎。迓景福于方来。弥事谦冲。荷鸿禧于有永。钦哉。

.

Trẫm duy tán nhã hóa vu tiêu đồ. Chất thôi nhu thuận. Hiệp lệnh nghi vu đồng quản. Đức trọng u nhàn. Viên khảo di chương. Thức ban luân phất.

Nhĩ Gia phi Kim thị, chỉ phụng nữ châm. Lẫm tuân nội tắc. Khác cần hữu tố. Ưng du địch chi quang hoa. Uyển thuận mĩ khiên. Diệp hành hoàng chi củ độ. Tư ngưỡng thừa Hoàng thái hậu từ dụ, dĩ sách bảo phong nhĩ vi Quý phi.

Nhĩ kỳ thường hoài kính thận. Nhạ cảnh phúc vu phương lai. Di sự khiêm trùng. Hà hồng hi vu hữu vĩnh. Khâm tai.

— Sách văn Gia Quý phi Kim thị

Do có tiền lệ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị được sách phong cùng ngày với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, quan viên bộ Lễ xin Càn Long Đế án theo mà cho Gia Quý phi nhận triều bái của Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân trong đại lễ. Tuy nhiên, Càn Long Đế khước từ, ông lấy lý do nếu Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân vào triều bái Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị, mà Gia Quý phi cũng nhận lễ thì sẽ không thể phân biệt chính thứ, bên cạnh đó Thuần Quý phi Tô thị khi sách phong Quý phi lúc trước cũng chưa từng được nhận qua triều bái như vậy. Có hai lý do này, nên Càn Long Đế đã quy định vào Hội điển từ đó rằng[10]:

  • [乾隆十四年四月初六日,上谕:礼部所进册封皇贵妃摄六宫事及晋封贵妃仪注内称,公主、王妃、命妇俱诣皇贵妃、贵妃宫行礼等语。从前皇考时册封敦肃皇贵妃为贵妃,公主、王妃、命妇等俱曾行礼。乾隆二年册封慧贤皇贵妃为贵妃,亦照例行礼。至乾隆十年今皇贵妃及纯贵妃晋封贵妃时,则未经行礼。朕意初封即系贵妃者,公主、王妃、命妇自应加敬行礼。若由妃晋封者,仪节较当略减,此一定之差等。且今皇贵妃及嘉贵妃同日受封,而公主、王妃、命妇行礼略无分别,于礼制亦未允协。嘉贵妃前著照纯贵妃之例,不必行礼。将此载入会典。]
  • Năm Càn Long thứ 14, ngày 6 tháng 4. Thượng dụ: Lễ bộ tiến lời rằng, sách phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự và tấn phong Quý phi, nghi chú nội xưng, thỉnh cho các Công chúa, Vương phi, Mệnh phụ đều đến trước Hoàng quý phi và Quý phi hành lễ. Từ trước, Hoàng khảo khi sách phong Đôn Túc Hoàng quý phi làm Quý phi; thì các Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ đều từng hành lễ. Càn Long năm thứ 2, sách phong Tuệ Hiền Hoàng quý phi làm Quý phi, cũng theo thường lệ hành lễ. Đến Càn Long năm thứ 10, Hoàng quý phi cùng Thuần Quý phi đồng thời tấn phong Quý phi, nhưng cũng chưa từng được hành lễ qua. Trẫm muốn rằng, người được sơ phong Quý phi, thì Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ nên ứng thêm cung kính mà hành lễ. Nếu từ Phi tấn phong lên, nghi tiết dĩ nhiên nên có lược giảm, nhất định phải kém hơn một bậc. Đến nay, Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự và Gia Quý phi thụ phong cùng ngày, mà Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ hành lễ không phân biệt thì lễ chế cũng không duẫn hiệp. Gia Quý phi nên chiếu theo lệ của Thuần Quý phi năm ấy, (các Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ) đều không cần hành lễ. Đem việc này ghi vào Hội điển.

Năm đó, ngày 9 tháng 7, giờ Hợi, hạ sinh Hoàng cửu tử. Năm sau (1749), ngày 27 tháng 4, Hoàng tử hoăng thệ, an táng cùng chỗ với Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn.

Năm Càn Long thứ 17 (1751), ngày 7 tháng 2, giờ Thân, hạ sinh Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh. Cùng năm, ngày 25 tháng 7 là sinh nhật của Gia Quý phi, được thưởng 81 kiện vật phẩm theo lệ. Cũng trong năm ấy, ngày 27 tháng 10, kim quan của 3 vị Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi được đưa đến Dụ lăng, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị cùng Gia Quý phi Kim thị, Di tần Bách thị và Dĩnh tần Ba Lâm thị tùy Càn Long Đế tham gia lễ phụng an. Gia Quý phi còn cùng Hoàng hậu bồi giá Càn Long Đế đích thân khảo sát địa cung của Dụ lăng.

Truy phong Hoàng quý phi

Năm Càn Long thứ 20 (1755), khi đứa con trai thứ 4 của bà được 4 tuổi, vào ngày 15 tháng 11 (âm lịch), Gia Quý phi Kim thị lâm trọng bệnh và qua đời, hưởng niên 42 tuổi. Sang ngày hôm sau, tức ngày 16 tháng 11, bà được Càn Long Đế dẫn chỉ dụ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, truy phong thành Hoàng quý phi. Đến ngày 17 tháng 11, chính thức sách truy thụy hiệuThục Gia Hoàng quý phi (淑嘉皇貴妃)[11], sang tháng 12 thì khiển quan tế cáo Thái miếuPhụng Tiên điện[12]. Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, "Thục" có âm Mãn là 「Nemgiyen」, có nghĩa là "dịu dàng", "uyển thuận". Kim quan của bà tạm an ở Tĩnh An trang.

Năm Càn Long thứ 22(1755), ngày 2 tháng 11, kim quan của Thục Gia Hoàng quý phi được an táng vào địa cung của Dụ lăng, Thanh Đông lăng. Bà là 1 trong 5 hậu phi được an táng ở Dụ lăng phi viên tẩm cùng Càn Long Đế, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phiTriết Mẫn Hoàng quý phi. Thần bài của bà được đặt ở Tây Noãn các trong Long Ân điện (隆恩殿), phía Tây bài vị của Tuệ Hiền Hoàng quý phi (ở giữa Noãn các), và phía Đông, cũng là đối diện chính là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi.

Nội dung Tế văn của Thục Gia Hoàng quý phi:

Thục Gia Hoàng quý phi

三宫示范,崇班襄内政之勤; 九御垂型,令德赞皇家之庆;考彝章以申速,為芬芯以增凄。尔淑嘉皇贵妃,秉资柔顺,赋性温恭。宜雅化于兰围,绩分种稜;播芳徽于柘馆,职佐蚕樂。式翊坤仪,毓金枝而衍瑞;克承慈豫,膺宝册以凝麻。弥章榆翟之辉,益表珩璜之度;何遽婴夫疯疾,竟莫接夫音尘。载考荣封,特颁初祭。鸣呼!节移葭珀,悼随宫线以俱添;礼奠椒觞,泽责天章而勿替。灵其不爽,尚克歆承。

.

Tam cung kỳ phạm, sùng ban tương nội chính chi cần; cửu ngự thùy hình, lệnh đức tán hoàng gia chi khánh; khảo di chương dĩ thân tốc, vi phân tâm dĩ tăng thê.

Nhĩ Thục Gia Hoàng quý phi, bỉnh tư nhu thuận, phú tính ôn cung. Nghi nhã hóa vu lan vi, tích phân chủng lăng; bá phương huy vu chá quán, chức tá tàm nhạc. Thức dực khôn nghi, dục kim chi nhi diễn thụy; khắc thừa từ dự, ưng bảo sách dĩ ngưng ma. Di chương du địch chi huy, ích biểu hành hoàng chi độ; hà cự anh phu phong tật, cánh mạc tiếp phu âm trần. Tái khảo vinh phong, đặc ban sơ tế.

Minh hô! Tiết di gia phách, điệu tùy cung tuyến dĩ câu thiêm; lễ điện tiêu thương, trạch trách thiên chương nhi vật thế. Linh kỳ bất sảng, thượng khắc hâm thừa.

— Tế văn của Thục Gia Hoàng quý phi

Vào đời Gia Khánh, gia tộc của bà được thoát khỏi Bao y thân phận, chân chính trở thành Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, nhập Thượng Tam kỳ. Đến năm Gia Khánh thứ 23, Hoàng đế truyền chỉ chính thức sửa tên Kim Thị thành [Kim Giai thị] trong ngọc điệp hoàng gia, biểu thị ân sủng thâm hậu đối với gia tộc của bà[13]. Từ đây gia tộc trở nên hưng thịnh, Kim Giản lần lượt nhậm Tương Hoàng kỳ Hán quân Đô thống, rồi Lại bộ Thượng thư. Con là Ôn Bố (缊布), sơ thụ Bái đường a, Lam Linh Thị vệ, Tổng binh trấn Thái Ninh, Nội vụ Phủ đại thần, Võ Anh điện Tổng đài quan, Tương Hồng kỳ Hán quân Phó đô thống, Công bộ Thị lang, Chính Hồng kỳ Mông Cổ Phó đô thống, cuối cùng là Thượng thư bộ Hộ. Cháu Thiện Ninh (善宁), tập nhậm Thế quản Tá lĩnh, còn Kim Huy từng nhậm Tả Thị lang bộ Binh. Gia tộc từ khi liên hôn hoàng thất, dần dần phát đạt.